
Vũ Văn Chầm
Chức danh: Boss
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY VIỆT
Ngành nghề: Da Giày
Địa chỉ: 180-182 Lý Chính Thắng , Quận 3, HCMC, Vietnam
Khu vực: Hồ Chí Minh
- Vũ Chầm sinh năm 1932, trong một gia đình có truyền thống làm nghề da giầy tại Phong Lâm. Cụ tổ ông là người làm giầy duy nhất cho vua Lê Thánh Tông. Nhưng bản thân ông thì mãi đến năm ông 18 tuổi mới bắt đầu làm quen với nghề này.
- Năm 1950, Vũ Chầm theo lời cha, rời Phong Lâm lên Hà Nội để theo một người bác học nghề đóng giầy. Mục đích ban đầu của người cha là muốn con mình có một cái nghề để tự lo cho bản thân sau này. Không ngờ rằng đây lại là quyết định mở ra cái nghiệp cả đời cho chàng thanh niên trẻ Vũ Chầm.
- Gần 4 năm theo người bác học nghề không chỉ giúp cho Vũ Chầm có được đầy đủ những kỹ năng, kiến thức về nghề mà còn giúp ông một điều quan trọng hơn, chính là lòng yêu nghề, say mê với nghề một cách thực sự. Tuy nhiên, bước ngoặc thứ hai trong cuộc đời ông chính là cùng gia đình vào Nam, khi ba anh em ông cùng mẹ già đi vào Nam với hành trang mang theo duy nhất là nghề da giầy truyền thống.
- Sau khi đặt chân đến Sài Gòn, điều đầu tiên quan trọng nhất đối với Vũ Chầm là phải có một công việc để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Và ông biết rằng công việc mình có thể làm tốt nhất chỉ có thể là làm giầy. Ông đi khắp các cơ sở làm giầy trên địa bàn thành phố để xin việc làm.
- Nhưng cùng tình yêu nghề, tài năng nghề nghiệp của Vũ Chầm ngày càng được nâng cao. Những đôi giầy do Vũ Chầm làm ra ngày càng được người tiêu dùng chú ý, không chỉ vì nó có độ bền được bảo đảm, mà quan trọng hơn là nó thực sự đẹp, và rất phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam lúc bấy giờ. Trước năm 1975, cái tên Vũ Chầm được giới thượng lưu Sài Gòn đánh giá rất cao trong việc tạo ra những đôi giầy tốt nhất. Ông được xem như là nghệ nhân làm giầy bậc nhất đất Sài Thành thời ấy.
- Sau một thời gian làm thuê, Vũ Chầm quyết định mở một cơ sở làm giầy do chính mình làm chủ. Một mặt, ông vẫn tiếp tục sáng tạo những mẫu mã, kiểu dáng mới, mặt khác ông nhận gia công giầy cho các công ty và bỏ mối cho các sạp chợ. Có đến 50 thương hiệu giầy ở các tỉnh từ Bình Trị Thiên trở vào phía Nam đặt hàng cơ sở ông gia công, Vũ Chầm trở thành ông chủ của hơn 200 công nhân cùng 2 thương hiệu Giầy Thanh Bình và Giầy Sài Gòn lúc đó.
- Nhưng đến năm 1975, sự thay đổi của thời cuộc, ông chấp nhận về lại điểm xuất phát ban đầu khi cơ sở của ông phải đưa vào hoạt động của nhà nước. Tài sản bị xung vào công quỹ hợp tác xã, ông trở thành tổ viên làm việc tại xí nghiệp sản xuất da giày như mọi người. Ông cần mẫn làm việc một cách nghiêm túc, và tay nghề của ông ngày một nâng cao hơn. Điều này càng được khẳng định khi ông được chính các vị nguyên thủ, lãnh đạo nhà nước như Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Tổng bí thư Đỗ Mười… mời đóng giầy cho họ. Đây được xem như một sự thừa nhận đáng tự hào đối với sản phẩm giầy do Vũ Chầm làm ra.
|
- Vũ Chầm sinh năm 1932, trong một gia đình có truyền thống làm nghề da giầy tại Phong Lâm. Cụ tổ ông là người làm giầy duy nhất cho vua Lê Thánh Tông. Nhưng bản thân ông thì mãi đến năm ông 18 tuổi mới bắt đầu làm quen với nghề này.
- Năm 1950, Vũ Chầm theo lời cha, rời Phong Lâm lên Hà Nội để theo một người bác học nghề đóng giầy. Mục đích ban đầu của người cha là muốn con mình có một cái nghề để tự lo cho bản thân sau này. Không ngờ rằng đây lại là quyết định mở ra cái nghiệp cả đời cho chàng thanh niên trẻ Vũ Chầm.
- Gần 4 năm theo người bác học nghề không chỉ giúp cho Vũ Chầm có được đầy đủ những kỹ năng, kiến thức về nghề mà còn giúp ông một điều quan trọng hơn, chính là lòng yêu nghề, say mê với nghề một cách thực sự. Tuy nhiên, bước ngoặc thứ hai trong cuộc đời ông chính là cùng gia đình vào Nam, khi ba anh em ông cùng mẹ già đi vào Nam với hành trang mang theo duy nhất là nghề da giầy truyền thống.
- Sau khi đặt chân đến Sài Gòn, điều đầu tiên quan trọng nhất đối với Vũ Chầm là phải có một công việc để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Và ông biết rằng công việc mình có thể làm tốt nhất chỉ có thể là làm giầy. Ông đi khắp các cơ sở làm giầy trên địa bàn thành phố để xin việc làm.
- Nhưng cùng tình yêu nghề, tài năng nghề nghiệp của Vũ Chầm ngày càng được nâng cao. Những đôi giầy do Vũ Chầm làm ra ngày càng được người tiêu dùng chú ý, không chỉ vì nó có độ bền được bảo đảm, mà quan trọng hơn là nó thực sự đẹp, và rất phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam lúc bấy giờ. Trước năm 1975, cái tên Vũ Chầm được giới thượng lưu Sài Gòn đánh giá rất cao trong việc tạo ra những đôi giầy tốt nhất. Ông được xem như là nghệ nhân làm giầy bậc nhất đất Sài Thành thời ấy.
- Sau một thời gian làm thuê, Vũ Chầm quyết định mở một cơ sở làm giầy do chính mình làm chủ. Một mặt, ông vẫn tiếp tục sáng tạo những mẫu mã, kiểu dáng mới, mặt khác ông nhận gia công giầy cho các công ty và bỏ mối cho các sạp chợ. Có đến 50 thương hiệu giầy ở các tỉnh từ Bình Trị Thiên trở vào phía Nam đặt hàng cơ sở ông gia công, Vũ Chầm trở thành ông chủ của hơn 200 công nhân cùng 2 thương hiệu Giầy Thanh Bình và Giầy Sài Gòn lúc đó.
- Nhưng đến năm 1975, sự thay đổi của thời cuộc, ông chấp nhận về lại điểm xuất phát ban đầu khi cơ sở của ông phải đưa vào hoạt động của nhà nước. Tài sản bị xung vào công quỹ hợp tác xã, ông trở thành tổ viên làm việc tại xí nghiệp sản xuất da giày như mọi người. Ông cần mẫn làm việc một cách nghiêm túc, và tay nghề của ông ngày một nâng cao hơn. Điều này càng được khẳng định khi ông được chính các vị nguyên thủ, lãnh đạo nhà nước như Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Tổng bí thư Đỗ Mười… mời đóng giầy cho họ. Đây được xem như một sự thừa nhận đáng tự hào đối với sản phẩm giầy do Vũ Chầm làm ra.
|
TIN DOANH NGHIỆP
Chưa có bài viết liên quan
Ceo cùng lĩnh vực
Bài viết liên quan
- Chưa có bài viết liên quan